Google Discovery Ads là gì? Có nên sử dụng Discovery Ads không?

[ad_1]

Tháng 5 vừa qua, Google đã làm náo động sự kiện Google Marketing Live hàng năm của họ và cho ra mắt hàng tá các tính năng và công cụ mới dự kiến sẽ giúp các advertiser trong quá trình tìm khách hàng online.

Trong số các thông báo này là một hình thức quảng cáo mới mang tên Discovery Ads, được thiết kế để giúp các advertiser giới thiệu sản phẩm của họ đến với nhiều khách hàng tiềm năng trên Google và cả các đối tác phổ biến nhất.

Xem thêm: 11 xu hướng digital marketing mới nhất

Google giới thiệu hình thức quảng cáo mới - Discovery ads

Google giới thiệu hình thức quảng cáo mới – Discovery ads

Discovery ads cho phép các advertiser lần đầu tiên mang sản phẩm của họ đến các khán giả mục tiêu trên Discovery feed của Google cũng như đầu trang Youtube hay Gmail. Những vị trí đặt ad nổi bật này xuất hiện hiển thị với người xem ngay cả trước khi họ bắt đầu tìm kiếm.

Theo Google, gần 85% dân số sẽ hành động ngay trong 24 giờ kể từ khi khám phá ra sản phẩm mới, nên những quảng cáo này có thể ảnh hưởng đáng kể tới hành trình mua hàng của khách hàng.

Ban đầu đây có thể nghe chỉ như một chiêu trò quảng bá thương hiệu, nhưng tự động hoá của Google có thể trực tiếp đem lại lợi tức đầu tư (Return on Investment – ROI) cao cho bạn.

Chiến dịch này không chỉ giúp tăng chuyển đổi, mà còn làm vậy một cách tiết kiệm – CPA trung bình của các chiến dịch Discovery (trên thế giới) hiện nay chỉ vào khoảng $12.19 (gần 300.000 VND)

Tuần trước, Google công bố Discovery ads đã có mặt trên toàn cầu! Sau đây là tất cả những gì bạn cần biết để tối ưu hình thức quảng cáo này.

Google Discovery Ads là gì?

Hình thức quảng cáo mới của Google là một cách dễ dàng để giới thiệu sản phẩm của bạn với những khách hàng có giá trị nhất. Các chiến dịch Discovery thực hiện hiệu quả việc thử nghiệm ad, nhắm tới khách hàng tiềm năng, và tối ưu hoá chiến dịch bằng machine learning để lên kế hoạch quảng cáo cho bạn trên khắp Youtube, Gmail, và Discovery feed – tất cả chỉ gói gọn trong 1 chiến dịch.

Các phiên bản quảng cáo ở các trang khác nhau như Google, Youtube, v.v.

Các phiên bản quảng cáo ở các trang khác nhau như Google, Youtube, v.v.

Các advertiser vẫn sẽ quản lý budget hàng ngày của họ, nhóm khán giả mục tiêu, và hướng dẫn Google tạo ra mẫu quảng cáo và chỉ tiêu chuyển đổi để tối ưu hoá trên khắp mạng lưới.

Xem thêm: Phân tích 6 loại hình quảng cáo Google hiện nay

Các format của Google Discovery ads

Các chiến dịch Discovery của Google cung cấp 2 format ads độc đáo: Standard Discovery Ads (quảng cáo chỉ bao gồm 1 hình ảnh) và Discovery Carousel Ads (quảng cáo xoay vòng).

Giống với Responsive Search adsResponsive Display ads, các advertiser cung cấp cho Google các nguồn dữ liệu khác nhau để Google có thể thử nghiệm nhiều biến thể ads, giúp đưa ra cho các khách hàng khác nhau những thông điệp phù hợp nhất.

Google tự tùy chỉnh mẫu quảng cáo

Google tự tùy chỉnh mẫu quảng cáo

Standard Discovery ads

Một quảng cáo Discovery cần có một vài thành phần đặc biệt sau:

  • URL cuối: Sau khi click vào ad của bạn, đây sẽ là địa chỉ mà quảng cáo đó dẫn tới. Để đảm bảo chất lượng ad tốt hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao, đặt URL cuối của bạn về page mà sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về sản phẩm cụ thể bạn đang quảng cáo. Tránh dẫn về trang chủ của bạn.
  • Hình ảnh: Mục đích của Discovery ad là truyền cảm hứng và khiến khán giả của bạn dừng lại trong quá trình lướt các trang có traffic cao này và click vào nội dung của bạn. Bạn thực sự cần phải dám chơi lớn – đây không phải là trang kết quả tìm kiếm và bạn không chỉ cạnh tranh với những dòng chữ trên những trang web này. Hãy làm nổi bật quảng cáo của mình với các màu sắc ấn tượng và sự tương phản về mặt hình ảnh, như khi bạn quảng cáo trên Facebook. Google có hàng tá gợi ý sáng tạo để bạn bắt đầu lên ý tưởng cho mình.

Xem thêm: Nên chạy quảng cáo Google hay Facebook?

Bạn có thể upload tới 15 hình ảnh khác nhau lên Google để thử nghiệm một quảng cáo Discovery. Thử các hình ảnh và kích cỡ khác nhau (Vuông 1:1 và Khung cảnh 1.91:1) để có số lượng reach tối đa.

Ví dụ về các kích cỡ hình ảnh khác nhau

Ví dụ về các kích cỡ hình ảnh khác nhau

Bạn có thể chọn đăng tải hình ảnh của mình, hoặc tìm các ảnh stock trên Shutterstock, để Google scan ảnh đó từ website của mình, hoặc thậm chí là sử dụng hình ảnh từ feed các trang mạng xã hội của bạn như Facebook, Twitter, Instagram, hay LinkedIn.

Scan ảnh trên feed Instagram

Scan ảnh trên feed Instagram

  • Tiêu đề: Tiêu đề của bạn sẽ được để làm dòng đầu tiên trong quảng cáo và được in đậm. Bạn có thể cung cấp tới 5 tiêu đề, mỗi tiêu đề tối đa 40 ký tự.
  • Mô tả: Mô tả của bạn sẽ xuất hiện dưới tiêu đề và đây là cơ hội để bạn truyền tải những thông điệp hấp dẫn hơn về quảng cáo của mình. Bạn có thể cung cấp tối đa 5 mô tả, mỗi mô tả 90 ký tự.
  • Call to Action (không bắt buộc): Bạn có thể chọn giữa vài lựa chọn với các nút call to action (như “Mua ngay” hay “Nhận giá”) để đính kèm với ad của bạn. Hoặc thay vào đó, bạn có thể cho Google thử nghiệm và tối ưu hoá call to action cho ad của mình.

Dạng quảng cáo xoay vòng này rất giống với Standard Discovery ad nhưng cho phép người dùng có thể di chuyển và xem tất cả các hình ảnh bạn cung cấp dưới dạng xoay vòng.

Các advertiser có thể upload từ 2-10 hình ảnh để sử dụng làm các thẻ xoay vòng, và Google sẽ hiển thị chúng theo thứ tự đăng tải.

Discovery Carousel ad hiển thị trên Youtube

Discovery Carousel ad hiển thị trên Youtube

Lưu ý rằng Google CHỈ CHẤP NHẬN ảnh vuông hoặc khung cảnh với tỷ lệ 1.91:1 để sử dụng cho các thẻ và các ảnh trong cùng một quảng cáo xoay vòng đều phải cùng là ảnh vuông HOẶC kích cỡ khung cảnh. Bạn không thể để lẫn lộn các ảnh thuộc cả 2 kích cỡ này với nhau trong 1 quảng cáo, nếu không toàn bộ quảng cáo của bạn sẽ bị từ chối.

Targeting cho Google Discovery ads

Khác với chiến dịch truy vấn, Google Discovery ads không target người xem trên các từ khoá. Thay vào đó, các advertiser có thể chọn nhóm đối tượng để hiển thị quảng cáo. Họ có thể nhắm quảng cáo tới các nhóm như:

  • Remarketing (tiếp thị lại): cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho những người đã từng là khách hàng hoặc truy cập website. Bạn có thể tạo ra các nhóm remarketing khác nhau dựa vào tương tác trong quá khứ (truy cập tới một page quan trọng nào đó, bỏ dở giỏ hàng, đã từng mua hàng, v.v.) để tương tác lại với những người đã quen thuộc với thương hiệu của bạn.
  • Nhân khẩu học chi tiết: cho phép bạn target người dùng dựa trên: độ tuổi, giới tính, trạng thái hôn nhân, trình độ học vấn, v.v.
  • Đối tượng trong thị trường: hướng tới những người dùng đã bắt đầu truy vấn, tìm hiểu, và đang cân nhắc mua. Google có hàng trăm nhóm đối tượng trong thị trường khác nhau từ những người đang chuẩn bị mua xe, máy tính, hay hệ thống trả lương.
  • Sự kiện quan trọng: cho phép bạn target những người đang chuẩn bị trải qua một mốc quan trọng trong cuộc đời, như khởi nghiệp, thay đổi công việc, tốt nghiệp, cưới, hoặc mua nhà.
  • Có hứng thú và quan tâm: target người dùng dựa trên các chủ đề và mối quan tâm của họ (theo lịch sử truy vấn và tìm hiểu trong quá khứ)

Nếu bạn muốn hướng tới tới nhiều hơn 1 nhóm người dùng, bạn có thể tạo nhiều nhóm ad hoặc chiến dịch khác nhau.

Xem thêm: Nghệ thuật target – lựa chọn miếng bánh NGON nhất

Ngân sách và giá thầu Google Discovery ads

Chiến dịch Discovery của Google sử dụng thuật toán máy tính và dựa vào chiến thuật Smart Bidding của Google. Hiện tại, các chiến dịch Discovery chỉ chấp nhận 2 chiến thuật thầu sau:

  • CPA chỉ tiêu: Google sẽ cố gắng tăng chuyển đổi với một mức giá nhất định cho mỗi lần chuyển đổi. Bạn nên sử dụng chiến thuật này nếu bạn có ngân sách gấp ít nhất 10 lần CPA chỉ tiêu.
  • Chuyển đổi tối đa: Google sẽ cố tối ưu chuyển đổi với CPA thấp nhất có thể. Chiến thuật này thích hợp nhất cho các advertiser với ngân sách nhỏ hoặc không mong có được thậm chí 10 chuyển đổi mỗi ngày.

CPA trung bình của một chiến dịch Google Discovery chỉ ở mức $12, nên hầu hết các advertiser có thể đạt được thành quả nhất định với một ngân sách nhỏ.

Dù vậy, những ngành công nghiệp bình thường có CPA cao hơn với tìm kiếm và display có thể trông chờ vào CPA ổn định so với mức thông thường của mình.

Khi mới bắt đầu chiến dịch quảng cáo, Google khuyên bạn nên đợi 2-3 tuần giữa các thử nghiệm giá thầu khác nhau hoặc thay đổi quảng cáo để Google có thể tiếp thu cách người dùng tương tác và điều chỉnh cho hợp lý để tăng hiệu quả.

Làm thế nào để tạo một chiến dịch Discovery trên Google Ads?

Tạo một chiến dịch Google Discovery không hề khó khi bạn đã quen với giao diện của Google Ads,

  1. Tạo một chiến dịch mới bằng cách ấn vào biểu tượng “+” màu xanh
  2. Khi đặt ra mục đích cho chiến dịch của bạn, chọn “Sales”, “Leads”, hoặc “Website Traffic”. Hoặc bạn có thể tạo một chiến dịch mới mà chưa cần xác định mục đích.
  3. Chọn kiểu chiến dịch “Discovery”Chọn “Discovery” làm hình thức quảng cáo
  4. Đặt tên cho chiến dịch mới. Chọn ngôn ngữ và khu vực chạy quảng cáo
  5. Đặt ngân sách mỗi ngày và chiến thuật đặt thầu mà bạn muốn Google áp dụng để tối ưu hoá chiến dịch của mình (hiện nay chỉ chấp nhận Tối đa chuyển đổi hoặc CPA chỉ tiêu)
  6. Kiểm tra lại phần cài đặt thêm nếu bạn muốn:
    • Chiến dịch của mình có ngày bắt đầu và kết thúc
    • Chiến dịch chỉ chạy trong khung giờ hoặc các ngày cụ thể trong tuần
    • Chiến dịch của mình chỉ tối ưu cho những thao tác chuyển đổi cụ thể
  7. Thiết lập nhóm quảng cáo đầu tiên và nhóm khán giả mục tiêu. Nhớ rằng bạn có thể tạo thêm các nhóm quảng cáo bất cứ lúc nào nếu sau này bạn muốn nhắm tới nhiều đối tượng hơn.
  8. Đăng tải quảng cáo Discovery của bạn

Google Discovery Ads có thể phân tích được các tín hiệu phức tạp từ người dùng và kết hợp với machine learning để tìm cho bạn nhiều khách hàng hơn, giúp bạn dễ quản lý chiến dịch quảng cáo hơn. Do đó, việc Google Discovery ads có mặt trên toàn thế giới quả là một tin vui đối với các advertiser!

Phân vân không biết liệu Google Discovery Ads có phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Hãy đăng ký tư vấn với SEONGON ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.

Nguồn: WordStream

SEONGON – Google Marketing Agency



[ad_2]

Source link

Trả lời