Kinh Nghiệm Tránh Hack Kênh

Nguồn : Đức Nguyễn

Quá rảnh rỗi em lại chia sẻ cho các bác mới chơi một chút kinh nghiệm để tránh bọn scam hack mất tài khoản YouTube tâm huyết. Các anh lớn đọc thấy em tào lao bí đao xin nương tay, mấy thằng mặt lòn scamer bất tài vô dụng thì đi ra đường xin ăn, chứ đừng hack mất công sức người khác đã bỏ ra gầy dựng có ngày thằng hàng xóm nó hack mất vợ thì lúc đó lại hỏi tại sao 5 giờ chiều mặt trời lặn.

Đây là kinh nghiệm của em sau một lần mất kênh, chứ em không có sách giáo khoa dạy phải giữ kênh thế nào, nên sai ở đâu các bác góp ý thêm nhé.1.

Thao tác nhập mật khẩu: trước học tin học thầy giáo e có nói qua về con Keyloger, sơ sơ cách hoạt động thì là nó sẽ ghi lại toàn bộ các ký tự mà các bác nhập liệu trên bàn phím và gửi dữ liệu đó về máy chủ của thằng củ lòn scamer.

Từ đó dò ra mật khẩu mà các bác đã nhập là gì (đoạn này e nhớ không rõ nhưng đại khái con keyloger nó hoạt động như thế, các bác tìm hiểu thì tra Google thêm).

Để tránh keyloger, nhập một nửa mật khẩu bằng bàn phím thực, một nửa bằng bàn phím ảo trên màn hình. Để khởi chạy bàn phím ảo, chọn hộp thoại “search” trên windows và tìm kiếm cụm từ “on-screen keyboard“.

2. Bật tuỳ chọn “Auto Hide Taskbar” : nghe có vẻ vô lý nhưng nó thuyết phục cực kỳ các bác ạ. Máy tính của các bác dính virus lúc nào các bác sẽ không biết đâu, có những con virus sau khi đã cài vào máy nó còn không hiện trong mục những ứng dụng đã cài nên càng khó phát hiện thêm. Các bác chỉ có thể kiểm tra trong mục “tiến trình đang chạy” của Task manager.

Nhưng điều này là rất khó khăn với những người không chuyên, kể cả em. Bởi vì có cả triệu tiến trình đang chạy và không phải ai cũng có đủ kiến thức để tìm ra tiến trình nào là virus.

👉Khi có một tiến trình đang khởi chạy ngầm, thanh taskbar đang ẩn sẽ tự động hiện lên. Nếu thấy nghi ngờ, ngay lập tức đổi mật khẩu tất cả các tài khoản tại một thiết bị an toàn, và cài lại windows.

3. Cookies: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào tính năng “Xác minh hai bước” của Google, 2 bước chứ 200 bước thì các bác vẫn mất tài khoản trong vòng một nốt nhạc. Cái này giải thích thì hơi loằng ngoằng, các bác cứ hiểu nôm na là như thế này: Khi có một tài khoản đã bật Xác minh hai bước được đăng nhập vào trình duyệt mới, nó sẽ yêu cầu mã xác minh từ điện thoại, đúng là rất an toàn.

Nhưng sau đó các bác đăng xuất ra, lần tới đăng nhập lại thì nó không yêu cầu mã xác minh nữa. Đó là do trình duyệt đã lưu thao tác đăng nhập của các bác, gọi là lưu cookie. Cookie này sẽ được lưu trữ trong ổ C dưới dạng một file (file nào thì em chịu). Khi thằng scamer ăn cắp được file này và cài vào trình duyệt của nó, thì Google sẽ hiểu là các bác đã từng đăng nhập vào trình duyệt đó và không yêu cầu mã xác minh nữa, các bác mất tài khoản. Thông thường ăn cắp cookies đi kèm với keyloger.

👉Tuyệt đối không cho người lạ teamviewer

👉Đăng nhập bằng trình duyệt ẩn danh

👉Xoá toàn bộ dữ liệu lịch sử sau khi dùng

👉Thao tác nhập mật khẩu một nửa bằng bàn phím ảo, một nửa bằng bàn phím thực.Một số thứ các bác phải lưu lại ngay để đề phòng mất kênh, còn có bằng chứng chứng minh mình là chủ sở hữu thực sự của kênh, Google sẽ đối chiếu và có thể kênh của các bác sẽ quay lại với chính chủ của nó:- pub id của tài khoản adsense liên kết với kênh- Mật khẩu cuối cùng- Email khôi phục- Số điện thoại khôi phục- Thành phố hay truy cập- Thiết bị hay truy cập (là tên desktop của các bác và tên máy tính)Trường hợp mất kênh, các bác vui lòng sử dụng

Một tài khoản YouTube đã bật kiếm tiền để chat trực tiếp với nhân viên của Google, thông báo khoá tài khoản đó lại.

Họ sẽ gửi cho các bác một form để điền các thông tin trên. Sau khi điền họ sẽ xử lý. Trường hợp không các bác không thể tự làm, hãy liên hệ anh Thang Vu và cung cấp thông tin trên cho anh đó. Chú ý chỉ đưa thông tin cho 1 người duy nhất, không sau này phiền lắm. Em đang viết tus này bằng con điện thoại ghẻ đã rơi 7749 lần, cảm ứng đơ vailon. Em mất 50 phút để viết, các bác mất 2 giây để like.

Chúc các bác an toàn !

Trả lời